Những cây cảnh nên trồng để rước tài lộc về nhà cho gia chủ
Cây phất dụ Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam. Trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh – biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng – còn gọi là huyết rồng, được dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…
Trồng cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm. Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây. Cây lộc vừng Theo cha ông xưa thì “Lộc” ứng với tài lộc, “Vừng” ứng với nhỏ nhưng nhiều. Hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự, tức là chuyện vui trong nhà. Tóm lại, cây lộc vừng có ý nghĩa mang lại nhiều lộc, nhiều niềm vui trong gia đình. Nên trồng cây ở sân trước, vị trí thoáng đãng cả 4 phía để tán cây phát triển đều. Cây kim tiền Kim tiền thuộc cây cảnh họ Thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy, kim tiền được coi là cây “phát” - Kim phát tài. Được coi là loại cây "phú quý", có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt. Nên bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn. Vạn niên thanh Vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu. Tuy nhiên, không nên trồng cây vạn niên thanh trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ vì cây có chất độc, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rất, nhất là trẻ nhỏ. Cây ngọc bích Cây ngọc bích có nguồn gốc từ châu Á. Ở một số nước, loài cây này còn có tên gọi khác là cây thường xanh. Tại Việt Nam, nhiều nơi gọi là cây hoa đá. Dựa vào ứng dụng phong thủy cổ đại, cây ngọc bích được đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và sự may mắn.
Với đặc tính rất dễ nhân giống, chỉ cần lấy một chiếc lá đặt xuống đất ẩm thì nó sẽ nảy mầm mọc thành cây mới. Ngọc bích được coi là biểu tượng của sự chia sẻ và tình bạn. Ngoài ra, tên gọi thường xanh còn tượng trưng cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Đây là loài cây không ưa nước. Do đó, bạn hãy để chúng ở nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng và nhiệt độ thấp. Hoa đồng tiền Cây hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho gia đình. Là biểu tượng của mùa xuân. Chúng cũng rất hữu ích trong việc lọc khí benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, nếu bạn vừa sơn lại phòng, nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí. Hoa cúc Trồng những chậu cúc nhỏ hay cắm hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà. Cũng lưu ý rằng, hoa cúc nên đặt nơi có nhiều ánh sáng trong nhà để sự may mắn thêm mạnh mẽ và rực rỡ. Ngoài ra, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho ngôi nhà.